Quan điểm của Washington Thương_vụ_Alaska

Vị trí Alaska (màu đỏ) ở cực tây bắc Bắc Mỹ châu so với lục địa Hoa Kỳ (màu trắng)

Cuộc mua bán này khi đó bị chế nhạo là trò ngu ngốc của Seward, hay hộp băng của Seward, và khu vườn gấu bắc cực của (Tổng thống) Andrew Johnson, vì người ta cho là "phải điên lắm thì mới tiêu nhiều tiền thế vào một lãnh thổ hẻo lánh như vậy".[3]

Bản hiệp ước được Ngoại trưởng Hoa Kỳ William H. Seward ủng hộ, vì ông là người chủ trương mở rộng lãnh thổ, cùng với chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc tế, Charles Sumner. Họ lý luận là lợi ích chiến lược của đất nước sẽ được đảm bảo bởi bản hiệp ước này. Nước Nga là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, trong khi nước Anh thì gần như là kẻ thù. Do đó, việc giúp đỡ Nga và làm chướng mắt người Anh là một việc làm có lý. Hơn thế nữa, vẫn còn vấn đề các lãnh thổ lân cận thuộc Anh (nay là một phần của Canada). Nếu như bị vây bọc bởi Hoa Kỳ, các lãnh thổ này sẽ chẳng có giá trị chiến lược gì với Anh, nên có thể mua lại được từ Anh một ngày nào đó. Thương vụ này, theo tờ New York Herald, là một "dấu hiệu" từ phía Nga hoàng cho các đế quốc AnhPháp là họ không có việc gì để làm trên lục địa này. Nói gọn lại, đó là một cú đánh tạt sườn Canada, theo như tờ báo tên tuổi New York Tribune. Thế giới sẽ nhanh chóng nhận ra là miền tây bắc là một "gã thị dân London với một anh Yankee đầy cảnh giác đứng ở mỗi bên", và nước Anh sẽ phải hiểu là họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc bán lãnh thổ này cho Hoa Kỳ.

Ký kết Hiệp định nhượng Alaska ngày 30 tháng 3 năm 1867. L-R: Robert S. Chew, William H. Seward, William Hunter, Mr. Bodisco, Eduard de Stoeckl, Charles SumnerFrederick W. Seward.

Ngày 3 tháng 3, Sumner đọc một bài diễn văn quan trọng ủng hộ hiệp định, diễn giải lịch sử, khí hậu, cấu trúc địa lý, dân cư, tài nguyên rừng, mỏ, chim, thú, cá... của Alaska. Là một học giả tiếng tăm, ông trích dẫn chứng nhận của những nhà địa chất và thám hiểm như: Alexander von Humboldt, Joseph Billings, Yuri Lisiansky, Fyodor Petrovich Litke, Otto von Kotzebue, Portlock, James Cook, John Meares, Ferdinand von Wrangel. Khi ông kết thúc bài diễn văn, ông nhận xét là ông đã "làm nhiều hơn là chỉ cầm cân nảy mực". Nếu như bài diễn văn này thiên vị một phe, thì theo ông, "đó là vì lý trí hoặc xác tín của phía đó mạnh mẽ hơn". Rất nhanh thôi, Sumner nói, "Một đoàn các nhà thám hiểm gan dạ sẽ tràn về vùng duyên hải, sẵn sàng cho bất kỳ thương vụ, hay hoạt động yêu nước nào. Thương mại sẽ được mở rộng, tổ quốc có thêm vành đai bảo vệ, lá cờ quốc gia có thêm những cánh tay nâng cao nó lên". Dành cho những người cộng hòa Mỹ, ông thúc giục họ: "các bạn sẽ được dành cho những gì tốt hơn cả những gì bạn có thể có, dù là hàng tạ cá, hàng đống vàng sa khoáng hoặc những tấm da thú đẹp đẽ nhất hay ngà quý báu nhất". "Thành phố của chúng ta," Sumner bốc lên, "sẽ là cả lục địa Bắc Mỹ với những cánh cổng giáp tận các đại dương bao quanh." Ông cho rằng hiệp định là "một bước rõ rệt" về hướng đó. Với bản hiệp định này, chúng ta "loại bỏ thêm một ông vua khỏi lục địa này." Lần lượt, chúng ta đã buộc họ phải rút lui", đầu tiên là Pháp, rồi Tây Ban Nha, rồi lại Pháp, và nay là Nga, tất cả phải nhường bước cho sức thống nhất trong phương châm E pluribus unum."[4]

Ngày Seward, để tưởng nhớ đến William H. Seward, là ngày lễ ở Alaska, diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 3 để kỷ niệm việc Hoa Kỳ mua vùng đất Alaska từ nước Nga. Ngày Seward cũng là ngày cấm rượu ở nhiều thành phố như Ketchikan, một trong những thành phố cảng quan trọng của Alaska, mặc dù lệnh cấm rượu trong ngày không bị áp đặt lên tất cả các thành phố.